Mẹ bầu có ăn được bánh tráng hay không?

Bánh tráng là một món ăn quen thuộc với rất nhiều người dân Việt Nam. Từ một miếng bánh tráng phơi sương mà người ta chế biến ra nhiều hương vị thơm ngon khác nhau của mỗi món bánh tráng khác nhau như bánh tráng phô mai chà bôngbánh tráng bơ dẻo tômbánh tráng mix gà,…

Hương vị bánh tráng từ chua, cay, mặn đến ngọt khiến cho các chị em phụ nữ chúng ta vô cùng yêu thích. Đặc biệt, nhất là các chị em đang trong thời kì mang thai khi sự thèm ăn tăng cao và bánh tráng thì không có mùi tanh. Vậy thì mẹ bầu có ăn được bánh tráng hay không? và ăn như nào mới tốt cho sức khỏe của mẹ và bé?.

Mẹ bầu ăn được bánh tráng hay không?

Chất dinh dưỡng có trong 100gr bánh tráng

Hiện nay, bánh tráng được nhiều người biến tấu với nhiều cách khác nhau để phù hợp với khẩu vị của mọi người. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dĩnh dưỡng thì mỗi bịch bánh tráng 200gram sẽ tương đương với khoảng 600 calories. Nó sẽ bao gồm 16g chất béo, 33g carbs và 5g protein nhưng lại chứa tới 94,5% chất bột đường. Các chất này khó tiêu hóa và không nhiều chất dinh dưỡng vậy nên dẫn đến việc thừa cân gây ra tình trạng béo phì và nổi mụn ở nhiều nơi.

Đặc biệt, topping trong bánh tráng gồm có hành phi và các loại sốt, khô bò/ mực thường không có nguồn gốc rõ ràng và hạn sử dụng còn mới, điều kiện bảo quản tuỳ thuộc người bán nên càng không đảm bảo được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khi ăn phải những nguyên liệu mốc, hết hạn, cơ thể dễ nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm. Đối với mẹ bầu, điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của thai nhi.

200gram_banh_trang_tron_gom_nhung_thanh_phan
200gram_banh_trang_tron_gom_nhung_thanh_phan

Mẹ bầu ăn được bánh tráng hay không?

Thành phần chính để làm nên món bánh tráng thơm ngon là gồm bột gạo, một số loại có thêm bột mì, cán mỏng và phơi sương để bánh dẻo nên không có gì đáng quan ngại.

Tuy nhiên, những topping được mix cùng với món bánh tráng chính là điều mà mẹ bầu cần lưu ý. Các loại hành phi, sốt trộn, khô bò/khô gà, bơ, nước màu, khô bò, tỏi phi,… đây đều là những nguyên liệu nóng gây nhiệt miệng, khó tiêu và nổi mụn cho cơ thể.

Vì vậy, mẹ bầu vẫn có thể ăn bánh tráng tuy nhiên nên cần hạn chế và bổ sung các thực phẩm giảm đi tính nóng của món bánh tráng.

Một lưu ý nữa là các hàng quán bánh tráng thường được bán với giá rất rẻ được bày bán công khai rất nhiều trên mạng xã hội và trên các sàn thương mại điện tử nên có rất nhiều hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo quản bánh tráng sai cách. Vì vậy, mẹ bầu cần cẩn thận lựa chọn sản phẩm phải mua hàng chỗ uy tín, có rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh nhiễm khuẩn gây tổn thất về sức khỏe.

Banh-trang-cha-bong-pho-mai-mee-food
Banh-trang-cha-bong-pho-mai-mee-food

XEM THÊM:

Bánh Tráng Phô Mai Chà Bông

Bánh Tráng Sa Tế Mix Bò

Bánh Tráng Sa Tế Ngũ Vị

Tác hại của mẹ bầu ăn quá nhiều bánh tráng?

Như đã đề cập phía trên, bánh tráng trộn có hương vị thơm ngon và rất dễ tìm thấy trên mạng xã hội và trên các sàn thương mại điện tử là món ăn vặt hàng đầu đối với tất cả mọi người. Đối với từng thành phần trong món bánh tráng trộn cũng hoàn toàn chấp nhận được.

Tuy nhiên khi kết hợp lại với nhau sẽ dễ gây ra triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, đầy hơi,… Đặc biệt đối với các mẹ bầu sẽ còn cần lưu ý những tác hại sau:

Sảy thai 

Hầu hết các loại bánh tráng trộn dù là tỏi muối, sốt me cũng đều có topping rau răm. Tuy giúp tăng thêm mùi thơm cho món ăn và đỡ ngán nhưng rau răm lại kích thích khả năng co bóp của tử cung.

Mẹ bầu tránh ăn nhiều bánh tráng vì khả năng dọa sảy thai cao
Mẹ bầu tránh ăn nhiều bánh tráng vì khả năng dọa sảy thai cao

Nổi mụn 

Thời kỳ mang thai vốn đã khiến mẹ bầu ám ảnh bởi những vết mụn do thay đổi nội tiết tố. Vậy nên khi tiêu thụ thêm thực phẩm có tính cay nóng gây nhiệt cao như bánh tráng, đặc biệt là bánh tráng sa tế sẽ càng khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

Táo bón 

Bánh tráng vốn không có nhiều chất xơ, mà ngược lại rất nóng. Vậy nên đối với những mẹ bầu thích ăn cay nhiều sẽ càng khiến cơ thể bị nóng trong người, khó tiêu hoá và đào thải tạp chất, dẫn đến táo bón, trĩ và ợ hơi, nhiệt miệng trong quá trình mang thai.

Tiêu chảy

Ngoài các thực phẩm không rõ nguồn gốc thì trong bánh tráng dễ gây tiêu chảy cấp. Người bình thường khi bị tiêu chảy đã phải đấu tranh với chứng đau bụng đi ngoài và ra mồ hôi lạnh liên, cơ thể mẹ bầu vì thế lại càng suy nhược, mệt mỏi, kiệt sức do mất nước.

Phù nề cơ thể

Vị mặn của muối tôm chính là linh hồn của món bánh tráng. Tuy nhiên, điều này càng khiến lượng natri tiêu thụ bị đẩy lên cao. Ăn càng nhiều bánh tráng hoặc ăn càng mặn có thể khiến mẹ bầu bị phù nề.

Cơ thể mẹ bầu có thể bị phù nề khi tiêu thụ lượng muối mặn có trong bánh tráng
Cơ thể mẹ bầu có thể bị phù nề khi tiêu thụ lượng muối mặn có trong bánh tráng

XEM THÊM: Top 6+ Loại Bánh Tráng Siêu Ngon Bạn Nên Thử 

Những lưu ý khi mẹ bầu muốn ăn bánh tráng

Bánh tráng thơm ngon khó cưỡng vẫn là món ăn vặt tuyệt vời nếu mẹ bầu tuân thủ những điều sau:

  • Mỗi tuần, chỉ ăn bánh tráng từ 1 đến 3 lần.
  • Không ăn quá nhiều để tránh bị khó tiêu, chướng bụng.
  • Không ăn bánh tráng khi đói vì bánh tráng sẽ càng làm cồn cào bao tử.
  • Hạn chế hoặc không ăn rau răm và khô mực
  • Bổ sung nhiều chất xơ khác trong ngày, uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ, trái cây.
  • Sau khi ăn bánh tráng, không nên ăn thêm các thực phẩm dầu mỡ chiên nướng trong cùng một ngày
  • Kết hợp luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng để giảm căng thẳng và ăn uống ngon miệng hơn.
  • Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mẹ bầu nên tự trộn bánh tráng để ăn tại nhà.
  • Không ăn quá nhiều để tránh bị khó tiêu, chướng bụng.

————————————————————————————-

Liên hệ với chúng tôi:

Fanpage: MeeFood – Đồ ăn vặt

Website:   meefood.com

TikTok:   https://www.tiktok.com/@meefood7

Shopee:   https://shopee.vn/meefood7

Địa chỉ: 2b Ngõ 62 Đường Hậu Ái, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TOP 4 loại bim bim cân giá rẻ ngon nhất năm 2023

Top 3 Loại Ô Mai Ngon Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay